Tiêm chủng Vắc Xin Bắc Ninh - Địa chỉ tiêm chủng tại Bắc Ninh tốt nhất
Trung Tâm Tiêm Chủng Vắc Xin Dịch Vụ Pasteur Hà Nội - Bắc Ninh
Trung Tâm chúng tôi có đội ngũ bác sĩ, y tá và điều dưỡng trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. tận tâm và chuyên nghiệp. Luôn đặt người bệnh làm trung tâm, Chúng tôi cam kết đem đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Trung tâm quy tụ đội ngũ bác sĩ, dược sĩ và điều dưỡng có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi, tận tâm và chuyên nghiệp. Luôn đặt người bệnh làm trung tâm, Chúng tôi cam kết đem đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho khách hàng.
Tiêm ngừa viêm gan B là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Để bảo vệ sức khỏe của bé yêu, cha mẹ nên cho trẻ tiêm mũi Viêm gan B ngay trong vòng 24h sau sinh. Vậy tiêm vắc-xin viêm gan B mấy lần là đủ? Mỗi mũi tiêm cách thời gian bao lâu?
1. Viêm gan B lây truyền qua những đường nào?
Viêm gan B có tốc độ lây nhiễm nhanh. Dù có cùng cách thức truyền bệnh với virus HIV nhưng khả năng lây nhiễm của viêm gan B cao gấp 50 - 100 lần HIV. Những con đường lây truyền Viêm gan B bao gồm:
Lây nhiễm từ mẹ sang con: Tỷ lệ lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con tăng dần vào các tháng cuối thai kỳ, đặc biệt trong quá trình sinh nở. Do đó, mẹ cần xét nghiệm viêm gan B trước khi mang thai để có các biện pháp bảo vệ bé.
Lây truyền qua đường tình dục: virus viêm gan B có thể tồn tại trong tinh dịch và dịch âm đạo và dễ dàng lây lan qua hoạt động tình dục đồng giới hay khác giới.
Lây truyền qua đường máu: dùng chung bơm kim tiêm, truyền máu, tiếp xúc với các vết xước, vết thương hở,...
2. Tiêm vắc-xin viêm gan B mấy lần là đủ?
2.1 Lộ trình tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ
Trường hợp mẹ không nhiễm viêm gan B:
Liều sơ sinh được tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh hoặc sớm nhất có thể nếu trẻ phải trì hoãn tiêm vắc-xin viêm gan B
Liều thứ 2, 3, 4 có thể tiêm với vắc-xin phối hợp chứa thành phần viêm gan B (vắc-xin 6 trong 1 hoặc vắc-xin 5 trong 1) bắt đầu tiêm khi trẻ đủ 2 tháng tuổi, khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều là 1 tháng.
Liều cuối cùng nhắc khi trẻ 18 tháng tuổi với vắc-xin 6 trong 1 ( khuyến cáo nên hoàn thành trước 24 tháng tuổi).
Trường hợp mẹ bị nhiễm viêm gan B
Trong giai đoạn mang thai, viêm gan B lây từ mẹ sang con với tỉ lệ rất thấp, thường không quá 2%. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dạ của người mẹ, khả năng lây nhiễm rất cao. Do đó, nếu người mẹ bị viêm gan B, cần tiêm vắc-xin và huyết thanh kháng viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh, tốt nhất là 12 giờ để đảm bảo trẻ không bị lây bệnh. Thời điểm tiêm càng trễ, hiệu lực của vắc-xin càng giảm:
Tiêm vắc-xin trong 24 giờ đầu sẽ phòng được 85 - 90% sự lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con
Tiêm vắc-xin ngày hôm sau (48 giờ), hiệu lực vắc-xin giảm 50 - 57% mỗi ngày
Trình tự tiêm phòng viêm gan B cho trẻ khi người mẹ mang virus viêm gan B có thể theo 2 phác đồ như sau:
Phác đồ 1: 0-1-2-12
Liều sơ sinh tiêm trong vòng 24 giờ, tốt nhất là 12 giờ sau sinh. Cần tiêm phối hợp cùng huyết thanh kháng viêm gan B.
Liều thứ 2 được tiêm khi trẻ đủ 1 tháng tuổi.
Liều thứ 3 tiêm khi trẻ được đủ 2 tháng tuổi.
Liều thứ 4 tiêm cách liều thứ 3: 12 tháng.
Phác đồ 2: 0-1-6-18
Liều sơ sinh tiêm trong vòng 24 giờ, tốt nhất là 12 giờ sau sinh. Cần tiêm phối hợp cùng huyết thanh kháng viêm gan B.
Liều thứ 2 được tiêm khi trẻ đủ 1 tháng tuổi.
Liều thứ 3 tiêm khi trẻ được 6 tháng tuổi.
Liều thứ 4 tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi.
Sau tiêm liều thứ 4 ít nhất 1 tháng có thể xét nghiệm HBsAg và HBsAb để xác định trẻ có bị nhiễm viêm gan B không và hiện đã có đủ kháng thể kháng virus viêm gan B giúp bảo vệ trẻ chưa?
Lưu ý do vắc-xin viêm gan B không tạo đáp ứng miễn dịch suốt đời vì lượng kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian nên sau 5 năm cần cho trẻ xét nghiệm kháng thể chống virus viêm gan B (HBsAb). Nếu kháng thể HBsAb < 10mUI/ml cần tiêm nhắc lại 1 liều vắc-xin để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.
2.2 Lộ trình tiêm vắc-xin viêm gan B cho người lớn
Xét nghiệm trước khi tiêm: Cần làm các xét nghiệm HBsAg và anti-HBs (HBsAb) để biết đã bị nhiễm virus viêm gan B hay trong cơ thể đã có kháng thể kháng virus viêm gan B hay chưa.
Nếu kết quả là HBsAg dương tính, nghĩa là bạn đã nhiễm virus viêm gan B, việc tiêm ngừa sẽ không còn hiệu quả. Còn nếu HBsAb dương tính tức là bạn đã có kháng thể kháng virus viêm gan B, khi đó không cần thiết phải tiêm vắc-xin nữa. Nếu cả hai xét nghiệm đều cho kết quả âm tính, tức là chưa mắc bệnh và cần tiêm vắc-xin để phòng bệnh.
Phác đồ tiêm: Có thể chọn 1 trong 2 phác đồ
Phác đồ: 0-1-6 nghĩa là liều thứ 2 cách mũi đầu tiên 1 tháng và liều thứ 3 cách liều thứ 2 là 5 tháng (cách liều đầu 6 tháng nếu tiêm đúng lịch).
Phác đồ 0-1-2-12 tức là tiêm 3 liều liên tiếp cách nhau 1 tháng và liều thứ 4 cách liều thứ 3 là 1 năm.
Nên xét nghiệm HbsAb sau mỗi 5 năm và nhắc lại 1 liều vắc-xin nếu xét nghiệm HBsAb < 10 mUI/ml
Vắc-xin viêm gan B có rất ít tác dụng phụ, đây là loại vắc-xin an toàn với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, vẫn ghi nhận được một số trường hợp hi hữu (khoảng 1/600.000 liều vắc-xin) có thể xảy ra các phản ứng nặng. Thông thường, khi tiêm phòng viêm gan B sẽ chỉ bị đau, đỏ da, sưng phồng tại nơi tiêm. Các phản ứng nặng hơn như khó thở, tụt huyết áp, sốt cao...rất hiếm xảy ra, nhưng nếu gặp phải các triệu chứng trên, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và điều trị kịp thời.
Viêm gan B là một trong những bệnh mãn tính nguy hiểm, gây ra cái chết cho hơn 600.000 người mỗi năm trên toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay có đến hơn 300 triệu người mắc Viêm gan B trên toàn thế giới, con số này không ngừng tăng lên từ 3 đến 4 triệu người mỗi năm. Qua bài viết sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin một cách chung nhất về căn bệnh này.
1. Nguyên nhân và con đường lây nhiễm viêm gan B
Viêm gan B do virus HBV (Hepatitis B Virus) gây ra. Sau khi lây nhiễm vào cơ thể, virus có thời gian ủ bệnh từ 3 đến 6 tháng tùy thể trạng từng người. Sau đó bắt đầu hoạt động và gây Viêm gan B cấp tính. Nếu sau 6 tháng, cơ thể người bệnh không thể tự miễn dịch được với virus, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính và nhiễm vi rút HBV suốt đời. Sau đây là một số conđường lây truyền Viêm gan Bchủ yếu:
Thứ nhất: Truyền từ mẹ sang con:
Khi thai phụ bị nhiễm virus Viêm gan B thì tỉ lệ lây nhiễm Viêm gan B cho thai nhi là rất cao, tăng dần từ lúc mang thai cho đến khi sinh. Trong 3 tháng đầu tỉ lệ lây nhiễm là 10% và 3 tháng cuối tăng lên là 60-70%. Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên đến 90% nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời ngay sau sinh. 50% số trẻ này có thể bị Viêm gan B mãn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành.
Thứ hai: Truyền qua đường tình dục:
Virus HBV-DNA có trong tinh dịch của nam giới hoặc trong dịch tiết âm đạo của nữ giới có thể gây lây nhiễm cho đối phương qua các vết xước nhỏ trong quá trình quan hệ tình dục. Chính vì vậy không nên quan hệ tình dục bừa bãi, cần sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, không quan hệ tình dục bằng miệng hay sử dụng các dụng cụ tình dục không được vệ sinh sạch sẽ.
Thứ ba: Truyền qua đường máu:
Các sự cố y tế như truyền máu có chứa virus Viêm gan B, sử dụng các dụng cụ y tế không được vệ sinh, tiệt trùng, có chứa virus gây bệnh. Dùng chung bơm kim tiêm, các vật dụng cá nhân như: Dao cạo râu, bàn chải đánh răng...Sử dụng các dịch vụ thẩm mỹ, làm nail, xăm hình...trong khi các dụng cụ, máy móc thực hiện không đảm bảo vệ sinh và có chứa virus gây bệnh.
2. Triệu chứng nhận biết và phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B
Viêm gan virus B là một bệnh phổ biến toàn cầu, do vi rút viêm gan B (HBV) gây ra. Bệnh có thể lây truyền qua đường máu, đường tình dục, từ mẹ truyền sang con. Nếu mẹ nhiễm HBV và có HBeAg (+) thì khả năng lây cho con là hơn 80% và khoảng 90% trẻ sinh ra sẽ mang HBV mạn tính. Viêm gan virus B có thể diễn biến cấp tính, trong đó hơn 90% số trường hợp khỏi hoàn toàn, gần 10% chuyển sang viêm gan mạn tính và hậu quả cuối cùng là xơ gan hoặc ung thư gan.
HBV thuộc họ Hepadnaviridae, có cấu trúc DNA. Dựa vào trình tự các nucleotide, HBV được chia thành 10 kiểu gen khác nhau ký hiệu từ A đến J. HBV có 3 loại kháng nguyên HBsAg, HBeAg và HBcAg, tương ứng với 3 loại kháng nguyên trên là 3 loại kháng thể anti-HBs, anti-HBc và anti-HBe. Sự hiện diện của các kháng nguyên, kháng thể này quan trọng trong việc xác định bệnh, thể bệnh cũng như diễn biến bệnh. Hiện nay đã có vắc xin dự phòng nên làm giảm rõ rệt số người nhiễm mới HBV. Viêm gan B thường ít có những biểu hiện rõ rệt trong giai đoạn đầu với những triệu chứng ít ỏi, rất dễ khiến cho người bệnh chủ quan và bỏ qua. Các triệu chứng Viêm gan B xuất hiện nhiều và rõ rệt khi bệnh đã tiến triển được qua một thời gian dài. Khoảng 30 đến 50% người bệnh Viêm gan B có các triệu chứng biểu hiện ở cơ thể như sau:
Vàng mắt, vàng da, nước tiểu sậm màu, đi ngoài phân bạc màu
Đau vùng gan, vị trí phía trên bên phải bụng
Sốt nhẹ về chiều, cảm giác ngứa ngáy trên da
Bệnh thường có thể biểu hiện dưới dạng cấp tính hoặc mạn tính:
Giai đoạn cấp tính:
Có tiền sử truyền máu hay các chế phẩm của máu, tiêm chích, quan hệ tình dục không an toàn trong khoảng từ 4 tuần đến 6 tháng.
Lâm sàng: có thể có các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, vàng da, tiểu ít sẫm màu, đau tức vùng gan, nôn, buồn nôn, phân bạc màu...
Cận lâm sàng:
AST, ALT(men gan) tăng cao (thường tăng trên 5 lần so với giá trị bình thường).
Bilirubin tăng cao, chủ yếu là Bilirubin trực tiếp.
HBsAg (+) hoặc (-) và anti-HBc IgM (+)
Giai đoạn mạn tính:
Thường triệu chứng lâm sàng kín đáo không biểu hiện rõ, xét nghiệm thường thấy:
HBsAg (+) > 6 tháng hoặc HBsAg (+) và Anti HBc IgG (+).
ST, ALT(men gan) tăng từng đợt hoặc liên tục trên 6 tháng.
Có bằng chứng tổn thương mô bệnh học tiến triển, xơ gan (được xác định bằng sinh thiết gan hoặc đo độ đàn hồi gan qua siêu âm Fibroscan)
Để kiểm tra có bị nhiễm virusViêm gan B hay không? Cần phải thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm cần thiết để có đủ dữ liệu chẩn đoán bao gồm:
Cần kiểm tra HBsAg có dương tính hay không? Hàm lượng HBsAb là bao nhiêu?
Nếu có HBsAg dương tính, thì cần làm tiếp như sau:
1. Kiểm tra: HBeAg, HBeAb, HBcAb.
2. Kiểm tra chức năng gan: Kiểm tra mức độ tổn thương gan của người bệnh.
3. Kiểm tra HBV-DNA: Kiểm tra tình trạng nhân lên của virus trong cơ thể người bệnh. Chỉ số này càng cao thì chứng tỏ mức độ nhân lên của virus càng mạnh, tính truyền nhiễm cao.
4. Siêu âm: Quan sát sự thay đổi của gan, mật, tụy, điều này rất có lợi trong việc điều trị. Đặc biệt cần siêu âm Fibroscan để phát hiện sớm xơ gan.
5. Sinh thiết gan: Thông qua tế bào gan được sinh thiết bạn sẽ biết được mức độ tổn thương của gan.
HBsAg âm tính, HBsAb < 100 IU/ml: Nên tiêm phòng vắc xin chống vi rút viêm gan B.
3. Tác hại và biến chứng của viêm gan B
Sau thời gian ủ bệnh, Virus Viêm gan B bắt đầu hoạt động, bám vào bề mặt tế bào gan, dựa vào tế bào chất của tế bào gan để sao chép mã di truyền, mọc chồi từ tế bào gan và sinh ra nhiều tế bào mới. Toàn bộ quá trình này làm rối loạn hoạt động của của tế bào gan, tăng nguy cơ biến chứng.
Tác hại cụ thể của Viêm gan B, bao gồm:
Gây suy giảm chức năng gan: Hoạt động của tế bào gan bị phá hủy từ trong tế bào, dần dần tế bào gan sẽ bị phá hủy, dẫn đến tổn thương gan. Khi này, các chức năng của gan như lọc máu, thải độc, chuyển hóa chất, tổng hợp chất... đều bị suy giảm.
Gây ra tình trạnggan nhiễm mỡ: Hoạt động phân giải Triglyceride ở gan bị suy giảm, khiến cho chất béo không được chuyển hóa mà tích tụ lại gây gan nhiễm mỡ.
Biến chứngXơ gan: Viêm gan B nếu không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả sẽ dẫn đến biến chứng xơ gan trong vòng 20 năm hoặc có thể sớm hơn.
Biến chứng Ung thư gan: Virus Viêm gan B làm tăng nguy cơ tăng sinh tế bào gan ác tính trong suốt thời gian diễn biến Viêm gan cho đến Xơ gan. Biến chứng ung thư thường xảy ra trong vòng 10 năm sau khi bị xơ gan.
4. Điều trị viêm gan B
Hiện nay, chưa có thuốc tiêu diệt hết Virus HBV. Các phương pháp điều trị chỉ dừng ở mức kiểm soát và ức chế sự hoạt động của virus, đưa virus về trạng thái không hoạt động, ngăn ngừa bệnh tái phát và những biến chứng của bệnh, giúp phục hồi chức năng gan. Những phương pháp điều trị Viêm gan B bao gồm:
Dùng thuốc:
Sử dụng phác đồ các loại thuốc Lamivudine, Tenofovir, Entercavir cùng thuốc chích Interferon để ức chế sự hoạt động của virus, ngăn ngừa sự tái sinh nội bào của virus. Chi phí điều trị bằng Interferon còn khá cao, nhưng nếu chỉ điều trị bằng các loại thuốc khác thì người bệnh cần phải uống thuốc suốt đời.
Các phương pháp mới:
Các kỹ thuật như trị liệu định hướng, truyền ngược Ozone, phân ly virus đều có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị Viêm gan B. Những phương pháp mới với ưu điểm hạn chế được tác dụng phụ, thời gian điều trị ngắn và chi phí thấp hơn.
Phương pháp truyền máu mang ozone:
Lấy 100 ml máu của người bệnh, rồi thêm 100 ml ozone theo tỷ lệ 1:1 để cho phân tử ozone có thể thích ứng với dung dịch máu trong cơ thể, sau đó tiêm vào cơ thể người bệnh, không có tác dụng phụ, không ảnh hưởng tới công việc và học hành, cả một quá trình chỉ cần 15-20 phút.
Phương pháp lọc virus ra khỏi máu:
Sử dụng thiết bị y học tiên tiến giúp phân tích chính xác virus tiềm ẩn trong lá gan, làm cho kết cấu virus thay đổi một cách trực tiếp, nhanh chóng nhất và hiệu quả nhất, sau đó nhanh chóng cách ly virus, phá hoại tường lũy gene của virus để tránh sự tái sinh, nhân bản lần nữa của virus.
Ngoài ra còn có một số bài thuốc đông dược giúp điều trị bệnh mạn tính.
5. Phòng bệnh Viêm gan B
Phòng chủ động:
Tiêm vắc xin viêm gan virus B cho tất cả trẻ em trong vòng 24h sau sinh và các mũi tiếp theo lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
Tiêm vắc xin viêm gan B cho các đối tượng chưa bị nhiễm HBV. Cần xét nghiệm HBsAg và anti-HBs trước khi tiêm phòng vắc xin. Để có được miễn dịch có hiệu quả tốt, cần tiêm 3 mũi (mũi thứ 2 sau tiêm mũi đầu 1 tháng, mũi thứ 3 sau 6 tháng)
Tiêm vắc xin viêm gan virus B cho nhân viên y tế.
Phòng lây truyền từ mẹ sang con:
Nếu mẹ mang thai có HBsAg (+): Tiêm vắc xin viêm gan virus B liều sau sinh cho trẻ theo chương trình tiêm chủng mở rộng và phối hợp với tiêm kháng thể kháng HBV cho trẻ. Nên tiêm cùng thời điểm nhưng ở hai vị trí khác nhau. Sau đó tiêm đầy đủ các liều vắc xin viêm gan virus B cho trẻ theo quy định của chương trình tiêm chủng mở rộng.
Nếu mẹ mang thai có HBV-DNA > 106 copies/ml (200.000 IU/mL): Dùng thuốc kháng virus (lamivudine hoặc tenofovir) từ 3 tháng cuối của thai kỳ. Xét nghiệm lại HBV DNA sau sinh 3 tháng để quyết định ngừng thuốc hoặc tiếp tục điều trị nếu mẹ đủ tiêu chuẩn điều trị. Theo dõi sát người mẹ để phát hiện viêm gan bùng phát.
Phòng không đặc hiệu:
Sàng lọc máu và chế phẩm máu.
Không dùng chung kim tiêm và các dụng cụ xuyên chích qua da khác.
Tình dục an toàn.
Tránh tiếp xúc với máu và các dịch tiết của bệnh nhân nhiễm HBV.
Thực hiện phòng ngừa chuẩn giống các bệnh lây truyền qua đường máu.
Quý khách hàng muốn khám sức khỏe, khám bệnh hoặc tiêm phòng tại để đặt lịch khám, để liên hệ tiêm vắc xin. Nhân viên khoa khám bệnh xin sẵn sàng phục vụ quý khách.
Lịch tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi là rất quan trọng mà mọi cha mẹ cần theo dõi và lưu ý để có thể giúp trẻ khỏe mạnh, phòng ngừa các bệnh dễ mắc phải.
1. Vì sao cha mẹ cần quan tâm đến lịch tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi?
Trẻ sơ sinh thường có sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch của trẻ dưới 5 tuổi thường chưa hoàn chỉnh nên nguy cơ mắc các bệnh do virus gây ra và truyền nhiễm là rất cao. Một số bệnh có khuynh hướng ngày càng gia tăng như SARS, H1N1, H5N1.
Y học hiện đại vẫn chưa tìm ra lời giải cho nhiều căn bệnh, thậm chí ngay cả khi được điều trị kịp thời vẫn có thể để lại di chứng nặng hoặc tử vong. Do đó, cha mẹ cần lên kế hoạch và ghi nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi.
2. Lịch tiêm chủng cho bé 2019 và những điều cha mẹ cần lưu ý trước khi tiêm vắc xin
Lịch tiêm chủng cho bé và những điều cha mẹ cần lưu ý trước khi tiêm vắc xin
Để có lịch tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi đầy đủ và chính xác, cha mẹ cần làm những việc sau:
Tìm hiểu kỹ các loại vắc xin trẻ có thể được tiêm trong thời gian dưới 1 tuổi. Thời gian tiêm phù hợp và nên đến cơ sở y tế có dịch vụ tiêm chủng để đăng ký sớm.
Nên mang theo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ của bé, đặc biệt là sổ tiêm chủng của trẻ.
Trước khi đi tiêm phòng theo lịch tiêm chủng cho bé, phụ huynh cần tìm hiểu xem trẻ có thuộc đối tượng tiêm phòng hay không, đồng thời trao đổi với bác sĩ về tình hình hiện tại của trẻ.
Một số trường hợp khác trẻ cũng không nên tiêm phòng, đó là: trẻ đang mắc bệnh cấp tính, thường biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, ho, sổ mũi, tiêu chảy; trẻ mắc bệnh liên quan đến dị ứng, miễn dịch,...
Sau khi tiêm cần biết cách chăm sóc trẻ như thế nào, ăn uống ra sao và vệ sinh cho trẻ.
Cần nắm rõ các dấu hiệu bất thường của trẻ sau khi tiêm để kịp thời đưa đến bệnh viện.
3. Lịch tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi
Trẻ em dưới 1 tuổi là đối tượng có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên sẽ là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất. Trẻ em dưới 1 tuổi là đối tượng có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên sẽ là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất. Chính vì thế, để phòng bệnh cho trẻ thì vắc xin là phương pháp hữu hiệu nhất, vắc xin có tác dụng bảo vệ trẻ bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể. Những kháng thể này sẽ giúp nhận biết và vô hiệu hóa tác nhân gây bệnh.Lịch tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi theo khuyến cáo của WHO cụ thể như sau:
Giai đoạn sơ sinh: Trong giai đoạn sơ sinh thì trẻ sẽ được tiêm vắc xin Viêm gan B (VGB) mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh và vắc xin BCG phòng bệnh lao.
Giai đoạn 2 tháng: Trong giai đoạn này, trẻ nên được tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 1 (vắc xin 5 in 1) và uống vắc xin bại liệt lần 1.
Giai đoạn 3 tháng: Trong giai đoạn này, trẻ nên được tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 2 và uống vắc xin bại liệt lần 2.
Giai đoạn 4 tháng: Trong giai đoạn này, trẻ nên được tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 3 và uống vắc xin bại liệt lần 3.
Giai đoạn 9 tháng: Trong giai đoạn này trẻ nên được tiêm vắc xin sởi mũi 1.
Từ 12 tháng trở đi: Theo lịch tiêm chủng cho bé 2019, giai đoạn này, trẻ nên được tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 1. Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 2 sẽ được tiêm sau mũi 1 thời gian 2 tuần. Và mũi cuối cùng sẽ cách mũi thứ 2 thời gian 1 năm.
Giai đoạn 18 tháng: Trong giai đoạn này, trẻ nên được tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván mũi 4. Tiêm vắc xin sởi - rubella (MR).
Chúng tôi hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.
Để đăng ký tiêm phòng cho trẻ, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp trung tâm hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY.
Từ lúc sinh ra đến khi trẻ dưới 1 tuổi là thời điểm bé phải tiêm rất nhiều loại vắc-xin do trong giai đoạn này sức đề kháng của trẻ còn kém nên trẻ rất dễ mắc hàng loạt bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong và mắc di chứng cao. Lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi dưới đây là thứ tự tiêm phòng vắc-xin đầy đủ nhất bao gồm cả các loại vắc-xin trong danh sách Tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế.
1. Những loại vắc-xin cho trẻ dưới 1 tuổi phòng các bệnh gì?
Những bệnh truyền nhiễm và vắc-xin thực hiện tiêm bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng, áp dụng cho những trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi, bao gồm 10 bệnh: Viêm gan virus B, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp B, sởi, viêm não Nhật bản B, Rubella.
Trong 10 vắc-xin kể trên, vắc-xin đã được chỉ định tiêm bắt buộc cho trẻ dưới 1 tuổi là vắc-xin phòng viêm gan virus B tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, vắc-xin phòng lao được tiêm 1 liều duy nhất trong vòng một tháng đầu sau sinh. Ngoài ra, còn có vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Haemophilus influenzae týp B, sởi.Trẻ nào không được tiêm vắc-xin: theo quyết định 2301/QĐ-BYT của Bộ y tế về việc ban hành hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em quy định:
Các trường hợp chống chỉ định:
a) Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc-xin lần trước (có cùng thành phần): sốt cao trên 39°C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.b) Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan....)c) Trẻ suy giảm miễn dịch (bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV hoặc có biểu hiện suy giảm miễn dịch nặng) chống chỉ định tiêm chủng các loại vắc-xin sống.d) Không tiêm vắc-xin BCG cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà không được điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con.đ) Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc-xin.
Các trường hợp tạm hoãn:
a) Trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.b) Trẻ sốt ≥ 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5 °C (đo nhiệt độ tại nách).c) Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B.d) Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày.đ) Trẻ có cân nặng dưới 2000g.e) Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc-xin
Trẻ sốt ≥ 37,5°C cần hoãn việc tiêm vắc-xin
2. Lịch tiêm chủng cho trẻ theo chương trình tiêm chủng mở rộng
Theo thông tư Số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế về ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế bắt buộc quy định lịch tiêm như sau:
Trong chương trình tiêm chủng mở rộng có một số loại vắc-xin được tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi. Dưới đây là danh sách các loại vắc-xin trong chương trình Tiêm chủng Quốc gia:
Vắc-xin BCG: là vắc-xin phòng bệnh lao và cần được trẻ em dưới 1 tuổi tiêm càng sớm càng tốt trong vòng 30 ngày sau khi trẻ được sinh ra.
Vắc-xin viêm gan B liều sơ sinh: Vắc-xin viêm gan B được sử dụng để phòng bệnh viêm gan B và cũng cần được tiêm cho trẻ trong vòng 24h sau sinh.
Vắc-xin Quinvaxem/ Combefive(vắc-xin 5 trong 1):phòng được 5 bệnh bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn HiB Vắc-xin Quinvaxem/Combefive được tiêm 3 mũi bao gồm:
Mũi tiêm 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi
Mũi tiêm 2: khi trẻ đủ 3 tháng tuổi
Mũi tiêm 3: khi trẻ đủ 4 tháng tuổi
Vắc-xin phòng bại liệt (OPV- uống và IPV- tiêm):giúptrẻ em dưới 1 tuổi phòng bệnh bại liệt với 3 liều uống:
Uống liều thứ 1: khi trẻ tròn 2 tháng tuổi
Uống liều thứ 2: khi trẻ tròn 3 tháng tuổi
Uống liều thứ 3: khi trẻ tròn 4 tháng tuổi
Từ đầu năm 2016, trẻ tròn 5 tháng tuổi được tiêm thêm một liều vắc-xin bại liệt bất hoạt để phòng bệnh.
Vắc-xin phòng bệnh sởi:bao gồm có 2 mũi tiêm.
Mũi tiêm thứ 1: khi trẻ tròn 9 tháng tuổi
Mũi tiêm thứ 2: khi trẻ tròn 18 tháng tuổi.
Hiện nay đã có vắc-xin phối hợp sởi – rubella được tiêm thay thế cho vắc-xin sởi đơn khi trẻ tròn 18 tháng tuổi.
Vắc-xin DPT: tiêm nhắc phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván và được tiêm khi trẻ tròn 18 tháng.
Vắc-xin viêm não Nhật Bản:trẻ em cần được tiêm đủ 3 mũi để phòng bệnh viêm não Nhật Bản.
Mũi tiêm thứ 1: khi trẻ được 1 tuổi.
Mũi tiêm thứ 2: cách mũi thứ nhất 1-2 tuần.
Mũi tiêm thứ 3: cách mũi thứ hai 1 năm.
3. Lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi theo chương trình tiêm chủng dịch vụ:
Chương trình tiêm chủng dịch vụ tương tự như Chương trình tiêm chủng mở rộng và có bổ sung thêm vắc-xin phòng cúm, viêm màng não do não mô cầu BC để đảm bảo phòng bệnh tối ưu nhất cho trẻ như sau:
Sơ sinh: tiêm phòng viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh và vắc-xin BCG phòng lao ( trong 30 ngày sau sinh).
Trẻ 2,3,4 tháng tuổi:tiêm vắc-xin 6 trong 1 (Hexaxim, Infanrix Hexa) phòng 6 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Haemophilus influenzae týp B, viêm gan B.
Trẻ từ 6 tháng tuổi:tiêm vắc-xin phòng cúm với 2 liều cách nhau 1 tháng và nhắc lại hàng năm.
Vắc-xin phòng viêm màng não do não mô cầu BC: tiêm 2 liều cách nhau 6-8 tuần (thường chọn cách 2 tháng).
Trẻ 9 tháng tuổi: tiêm vắc-xin phòng sởi đơn MVVAC hoặc MMR, 6 tháng sau nhắc lại MMR phòng sởi – quai bị - rubella liều 1 và 4 năm sau nhắc mũi MMR liều 2. Trong trường hợp lưu hành dịch sởi, vắc-xin phòng sởi có thể được tiêm sớm hơn từ lúc trẻ 6 tháng tuổi.
4. Tác dụng của tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi
Vắc-xin và tiêm chủng là những biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm của nhân loại nói chung và cho trẻ dưới 1 tuổi nói riêng. Khoảng 85% – 95% số người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Người được tiêm chủng không bị mắc bệnh, hạn chế bị tử vong hay bị di chứng do bệnh dịch gây ra. Nhờ có vắc-xin, hàng năm trên thế giới đã cứu sống được khoảng 2,5 triệu trẻ em dưới 1 tuổi không bị chết do bệnh truyền nhiễm. Vắc-xin và tiêm chủng góp phần rất quan trọng để đạt được mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới.
Nhờ vậy, vắc-xin và tiêm chủng là đóng góp quan trọng phát triển nguồn nhân lực. Do không bị mắc bệnh nên người được tiêm chủng, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi sẽ khỏe mạnh, không bị các di chứng, dị tật do bệnh truyền nhiễm gây ra giúp trẻ dưới 1 tuổi phát triển thể chất và trí não bình thường. Tiêm chủng mở rộng là tiêm chủng phổ cập cho hầu hết trẻ dưới 1 tuổi nên diện bảo vệ của nó là rất lớn góp phần quan trọng cho phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia.
Vắc-xin và tiêm chủng là đóng góp quan trọng giúp xóa đói giảm nghèo bền vững. Vắc-xin và tiêm chủng làm cho trẻ dưới 1 tuổi khỏe mạnh, không bị ốm đau dẫn đến giảm chi phí chăm sóc y tế, giảm thời gian và công sức của gia đình, đặc biệt là phụ nữ không phải chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi bị bệnh cũng như tình trạng tàn phế hay mất khả năng lao động do bệnh tật trong mỗi gia đình.
Ngoài ra, tiêm chủng còn giúp bảo vệ sức khỏe cho cả người lớn như vắc-xin phòng cúm, phòng viêm màng não do não mô cầu, phòng ung thư gan, ung thư cổ tử cung... Bên cạnh đó vắc-xin còn có những tác động lâu dài cho cá nhân và cộng đồng, như tăng khả năng và năng suất lao động do không bị ốm đau. Tất cả những điều này góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Để nhận tư vấn trực tiếp hoặc đặt lịch hẹn tiêm phòng cho con (bao gồm cả lịch nhắc lại) bố mẹ vui lòng đặt lịch TẠI ĐÂYhoặc liên hệ Hotline Phòng khám gần nhất:
Trung Tâm Tiêm Chủng Vắc Xin Dịch Vụ Pasteur Hà Nội - Bắc Ninh BT31, đường Bình Than, Đại Phúc, Bắc Ninh0865.062.968 Phòng tiêm chủng Vắc Xin Dịch Vụ Thuận Thành Phố Khám, Gia Đông, Thuận Thành, Bắc Ninh0913 296 792 - 0865 062 968
Theo dõi tin tức và dịch vụ mới nhất của chúng tôi!